Cọc Khoan Nhồi – Cấu Tạo Và Các Loại Sử Dụng Phổ Biến

Cọc khoan nhồi là một phương pháp tối ưu để xử lý những yêu cầu của nền móng nhằm đảm bảo sự an toàn về sau. Theo đó, vật liệu này sẽ khắc phục được những điểm yếu của cọc ép. Nếu bạn đang quan tâm tới loại cọc này thì đừng bỏ lỡ nội dung sau đây.

Cọc khoan nhồi là gì?

Cấu tạo chính của cọc khoan nhồi là một loại cọc tạo nên từ quá trình sử dụng khoan tạo lỗ để đúc cọc bê tông trực tiếp xuống nền mặt đất. Theo đó, các kỹ sư sẽ dùng máy khoan chuyên dụng để khoan lên bề mặt móng với đường kính từ 300mm – 1500mm. Sau đó, họ tiến hành đặt cốt thép xuống và đổ bê tông lên để lấp đầy. Từ đó, chiếc cọc khoan nhồi được ra đời.

Như vậy, quá trình thi công cọc khoan nhồi có thể thực hiện bằng cách thủ công. Hoặc các nhà thầy sẽ sử dụng máy khoan hiện đại tuỳ vào quy mô cũng như địa hình của nền đất trong từng công trình.

Trong vài năm trở lại đây, phương pháp này là một trong những giải thi công móng mọc hiệu quả. Chúng sẽ khắc phục được điểm yếu của những vấn đề khác về độ chịu tải hay độ an toàn. Loại cọc này sẽ giúp giữ ổn định cho những công trình, đặc biệt là đối với những công trình cao tầng.

Cọc khoan nhồi ứng dụng trong hàng loạt các công trình
Cọc khoan nhồi ứng dụng trong hàng loạt các công trình

Ưu điểm của những chiếc cọc khoan nhồi

Nhắc tới cọc khoan nhồi thì ai ai cũng phải công nhận về đô phổ rộng nhờ sở hữu những ưu điểm mà các phương pháp khác không có được, chẳng hạn như:

Về mặt kết cấu

Nhờ sở hữu cấu tạo bê tông liền khối nên cọc khoan có những thế mạnh đặc biệt như:

  • Khả năng điều chỉnh linh động tuỳ theo độ sâu của cọc.
  • Nhồi được những lớp đất cứng, nơi mà cọc đóng không thể làm được.
  • Tối ưu chi phí thi công trên nhiều loại địa chất phức tạp.
  • Ngăn chặn được những tác động cọc chắn và đất bị trồi lên xung quanh 2 bên. Mặc dù vậy những công trình liền kề đó cũng không hề bị ảnh hưởng.
  • Móng trở lên vững chắc hơn nhờ vào khả năng chịu trọng tải ngang của cọc khoan.

Đối với quá trình thi công

Có thể nói rằng, cọc khoan nhồi là công cụ hữu ích đối với thi công công trình, những ứng dụng cụ thể như:

  • Giảm thiểu chi phí xây dựng nhờ việc tối ưu được số lượng cọc trong móng.
  • Thi công được ở những khu dân cư đông đúc, hay những công trình có địa hình phức tạp, chật hẹp.
  • Sử dụng cọc khoan nhồi có độ ồn thấp, giúp bảo vệ môi trường sống xung quanh.
Cọc khoan nhồi có những ưu điểm vượt trội
Cọc khoan nhồi có những ưu điểm vượt trội

Cấu tạo chính của cọc khoan nhồi

Để tạo nên một chiếc cọc khoan nhồi có độ chắc chắn và ứng dụng cao thì cần tới những bộ phận như:

Cốt thép dọc

Tuỳ vào yêu cầu của những công trình mà đường kính của cốt thép sẽ được thiết kế sao cho phù hợp. Thường thì đường kính tối thiểu sẽ là d12 với hàm lượng dao động của cọc chịu nén cốt thép từ 0.2%-0.4%. 

Bên cạnh đó, giữa các thép dọc, khoảng cách nhỏ nhất sẽ là 10cm. Nếu như cọc khoan nhồi chịu lực nén đúng trọng tâm thì chỉ cần thiết kế thép bằng ⅓ chiều dài ở phía đầu cọc. 

Cốt thép đai

Đường kính của cốt thép đai thường sẽ chỉ dao động từ khoảng d6 – d12mm, khoảng cách nhỏ nhất sẽ là 250mm. Tuy nhiên, để phù hợp với yêu cầu của công trình thì đường kính và khoảng cách của cọc sẽ được thiết kế sao cho linh hoạt.

Cốt đai thép cấu tạo nên cọc khoan nhồi
Cốt đai thép cấu tạo nên cọc khoan nhồi

Thép đai tăng cường 

Thép đai tăng cường cũng là một bộ phận cần thiết để cấu tạo nên một chiếc cọc khoan nhồi hoàn hảo. Chúng sẽ được bố trí với đường kính từ d8mm – d20mm và được thiết bế trong lòng thép để đảm bảo sự ổn định trong quá trình thực hiện thi công.

Con kê bảo vệ

Đúng như tên gọi, con kê được sử dụng để tạo ra lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Đối với những chiếc cọc khoan nhồi có độ dày từ 5cm- 7cm, các kỹ sư sẽ sử dụng con kê bằng xi măng với hình tròn ở giữa. Sau đó, luồn chúng vào trong quá trình lắp đặt thép đai.

Ống thăm dò

Theo các chuyên gia, tuỳ vào diện tích của cọc khoan nhồi mà sẽ có số lượng ống thăm dò khác nhau. Nếu như đường kính của chiếc cọc chỉ nhỏ hơn 1m thì người thợ sẽ sử dụng 3 ống thăm dò. Trái lại, khi cọc có đường kính từ 1m-1.3m thì dùng tới 4 ống. Trường hợp đường kính lớn nhất từ 1.4m trở lên thì sẽ sử dụng nhiều hơn 5 ống thăm dò.

Chiếc ống thăm dò thường được tạo nên từ thép hoặc là lựa. Thế nhưng, ống thăm dò làm từ chất liệu thép sẽ sử dụng cho những cọc khoan nhồi với đường kính trên 1.5m nhằm đảo bảo về tính chắc chắn. Cụ thể, chúng sẽ được hàn trực tiếp lên vành đai thép.

Móc treo

Yếu tố cuối cùng để tạo nên một chiếc cọc khoan nhồi đó là móc treo. Để đảm bảo tính chắc chắn khi nâng cọc lên cao thì móc treo sẽ được bố trí với loại cốt thép chuyên dụng. Bên cạnh đó, các kỹ sư cũng phải thiết kế sao cho móc treo sẽ không bị biến dạng nhiều sau khi cầu lồng thép lên.

Móc treo chắc chắn được tạo nên từ thép chuyên dụng
Móc treo chắc chắn được tạo nên từ thép chuyên dụng

Những loại cọc khoan nhồi được sử dụng phổ biến

Cùng với sự phát triển của ngành xây dựng, các loại cọc khoan nhồi đang ngày càng được cải tiến vượt bậc nhằm đáp ứng nhiều công trình khác nhau:

  • Cọc khoan thường: Vật liệu này thường gồm những lỗ cọc được tạo ra bằng phương pháp khoan gầu hoặc khoan rửa ngược.
  • Cọc khoan mở rộng đáy: Đúng như tên gọi thì ở phần đáy của cọc sẽ có đường kính lớn hơn thân cọc. Chính bởi vậy mà khả năng tải trọng của cọc mở rộng đáy cũng đặc biệt hơn những loại thông thường.
  • Cọc khoan nhồi barrette: Chiếc cọc này sẽ được thiết kế với các tiết diện hình chữ nhật, hình chữ H,…Bên cạnh đó, để tạo lỗ cho cọc thì kỹ sư xây dựng cũng sử dụng khoan gầu với sức chịu trọng tải tăng gấp 30%.
Những loại cọc khoan sử dụng thường xuyên
Những loại cọc khoan sử dụng thường xuyên

Bài viết trên là chia sẻ hữu ích về cọc khoan nhồi. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm giải pháp kỹ thuật xây dựng thì có thể liên hệ thepdaibang.com để được hỗ trợ kịp thời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *